CÁC QUAN NIỆM CHƯA ĐÚNG TRONG SỬ DỤNG ÔTÔ XE MÁY
Trong suốt thời gian hay giải đáp thắc mắc cho các thành viên trong diễn đàn otosaigon (OS) cũng như tiếp xúc với các bác tài xế, người được mệnh danh là “bác sĩ” kỹ thuật Automatic nhận thấy có một số quan niệm hay cách sử dụng xe chưa đúng.
Chúng tôi xin trích dẫn để giúp người sử dụng tham khảo và ghi nhớ.
1. Xăng A95 tinh khiết hơn A90
Thực ra không phải vậy, chỉ số ốc tan (octane) của xăng chỉ là thông số chống kích nổ của xăng. Từng loại động cơ sẽ phải sử dụng xăng thích hợp tùy theo tỉ số nén. Nếu là động cơ có tỉ số nén thấp thì dùng 90 hay 95 không có khác biệt gì mấy.
2. Xe dùng nhiều thiết bị điện thì cần Ắc qui (bình điện) to
Thực ra, bình điện chỉ là thiết bị trữ điện năng khi xe không nổ máy, khi xe đã nổ máy thì mọi trách nhiệm cung cấp điện dồn vào máy phát điện xe. Việc xe “thiếu điện” chỉ được giải quyết triệt để khi thay máy phát có công suất phù hợp.
3. Khi nước làm mát cạn thì phải châm Coolant, khi nước bình điện cạn thì phải châm Acid
Không nên làm vậy, chất lỏng bốc hơi chủ yếu là nước. Chỉ cần châm thêm nuớc tinh khiết cho đến mức cần thiết là đủ. Việc pha trộn nhiều loại Coolant không cùng gốc hay làm tăng nồng độ Acid trong bình điện có thể làm hại cho hệ thống làm mát hay làm giảm tuổi tho bình điện. Việc sạc bình định kỳ cũng là không cần thiết, việc thiết thực là duy trì mức điện dịch đạt yêu cầu.
4. Bánh xe càng rộng bản càng “bám đường”
Thực tế các xe thể thao hay có bộ mâm to đùng và lốp mỏng dính, trông rất đã nhưng nhà sản xuất làm vậy không phải để “bám đường” hơn. Lực ma sát tạo ra của lốp xe với mặt đường chủ yếu phụ thuộc vào khối lượng xe, chất lượng cao su lốp, kết cấu khung gầm. Việc thay bánh xe to và mỏng sẽ dẫn đến những hệ lụy như : xóc và ồn xe, sai Counter Meter, mau mòn lốp… mà hiệu quả bám đường không cải thiện gì đáng kể.
5. Phanh ABS là “thiên thần hộ mạng”
ABS sẽ hỗ trợ rất nhiều nhưng không phải là tất cả! Việc lái xe cẩn thận, lường trước mọi tình huống mới chính là thiên thần hộ mạng của bạn. Lái xe cẩu thả, chạy nhanh phanh gấp, lấy cua tốc độ cao…. sẽ rất nguy hiểm dù xe có ABS hay không. Khi bánh xe đã hổng khỏi mặt đất thì ABS còn tác dụng gì nữa?
6. Đạp bàn đạp ga vài cái trước khi nổ máy (để bơm xăng) và trước khi tắt máy (để sạc bình)
Việc làm này rất ít khi hiệu quả thực sự, bơm xăng tiếp liệu là bơm điện (khi mở công tắc mới chạy) hay bơm cơ khí (dẫn động bởi trục cam, vận hành khi cốt máy quay) nên không hề bị tác động khi nhấn ga. Ở các dòng xe dùng chế hoà khí có bơm tăng tốc thì thao tác này có thể giúp 1 ít xăng được phun vào họng hút làm đậm hòa khí nhưng có khi lợi bất cập hại, nếu chế hoà khí đó còn tốt (Auto Choke còn hoạt động) thì việc hòa khí đậm quá có thể làm ướt buồng đốt và bugi, xe rất khó nổ máy! Việc khác là khi xe đã nổ máy và vận hành thì máy phát sẽ cung cấp điện cho bình điện lập tức, trong quá trình xe chạy thì bình xem như đã đầy điện và việc sạc thêm trong vài giây có ý nghĩa gì? Hơn nữa, việc rồ ga và tắt máy đột ngột cũng đôi khi làm dư xăng ở cổ hút, có thể làm “ngộp xăng” ở lần khởi động kế tiếp.
Theo Xã luận
Việc lái xe cẩn thận, lường trước mọi tình huống mới chính là thiên thần hộ mạng của bạn
Chúng tôi xin trích dẫn để giúp người sử dụng tham khảo và ghi nhớ.
1. Xăng A95 tinh khiết hơn A90
Thực ra không phải vậy, chỉ số ốc tan (octane) của xăng chỉ là thông số chống kích nổ của xăng. Từng loại động cơ sẽ phải sử dụng xăng thích hợp tùy theo tỉ số nén. Nếu là động cơ có tỉ số nén thấp thì dùng 90 hay 95 không có khác biệt gì mấy.
2. Xe dùng nhiều thiết bị điện thì cần Ắc qui (bình điện) to
Thực ra, bình điện chỉ là thiết bị trữ điện năng khi xe không nổ máy, khi xe đã nổ máy thì mọi trách nhiệm cung cấp điện dồn vào máy phát điện xe. Việc xe “thiếu điện” chỉ được giải quyết triệt để khi thay máy phát có công suất phù hợp.
3. Khi nước làm mát cạn thì phải châm Coolant, khi nước bình điện cạn thì phải châm Acid
Không nên làm vậy, chất lỏng bốc hơi chủ yếu là nước. Chỉ cần châm thêm nuớc tinh khiết cho đến mức cần thiết là đủ. Việc pha trộn nhiều loại Coolant không cùng gốc hay làm tăng nồng độ Acid trong bình điện có thể làm hại cho hệ thống làm mát hay làm giảm tuổi tho bình điện. Việc sạc bình định kỳ cũng là không cần thiết, việc thiết thực là duy trì mức điện dịch đạt yêu cầu.
4. Bánh xe càng rộng bản càng “bám đường”
Thực tế các xe thể thao hay có bộ mâm to đùng và lốp mỏng dính, trông rất đã nhưng nhà sản xuất làm vậy không phải để “bám đường” hơn. Lực ma sát tạo ra của lốp xe với mặt đường chủ yếu phụ thuộc vào khối lượng xe, chất lượng cao su lốp, kết cấu khung gầm. Việc thay bánh xe to và mỏng sẽ dẫn đến những hệ lụy như : xóc và ồn xe, sai Counter Meter, mau mòn lốp… mà hiệu quả bám đường không cải thiện gì đáng kể.
5. Phanh ABS là “thiên thần hộ mạng”
ABS sẽ hỗ trợ rất nhiều nhưng không phải là tất cả! Việc lái xe cẩn thận, lường trước mọi tình huống mới chính là thiên thần hộ mạng của bạn. Lái xe cẩu thả, chạy nhanh phanh gấp, lấy cua tốc độ cao…. sẽ rất nguy hiểm dù xe có ABS hay không. Khi bánh xe đã hổng khỏi mặt đất thì ABS còn tác dụng gì nữa?
6. Đạp bàn đạp ga vài cái trước khi nổ máy (để bơm xăng) và trước khi tắt máy (để sạc bình)
Việc làm này rất ít khi hiệu quả thực sự, bơm xăng tiếp liệu là bơm điện (khi mở công tắc mới chạy) hay bơm cơ khí (dẫn động bởi trục cam, vận hành khi cốt máy quay) nên không hề bị tác động khi nhấn ga. Ở các dòng xe dùng chế hoà khí có bơm tăng tốc thì thao tác này có thể giúp 1 ít xăng được phun vào họng hút làm đậm hòa khí nhưng có khi lợi bất cập hại, nếu chế hoà khí đó còn tốt (Auto Choke còn hoạt động) thì việc hòa khí đậm quá có thể làm ướt buồng đốt và bugi, xe rất khó nổ máy! Việc khác là khi xe đã nổ máy và vận hành thì máy phát sẽ cung cấp điện cho bình điện lập tức, trong quá trình xe chạy thì bình xem như đã đầy điện và việc sạc thêm trong vài giây có ý nghĩa gì? Hơn nữa, việc rồ ga và tắt máy đột ngột cũng đôi khi làm dư xăng ở cổ hút, có thể làm “ngộp xăng” ở lần khởi động kế tiếp.
Theo Xã luận
0 nhận xét:
Đăng nhận xét