Tay chơi Vespa điện duyên nợ với Sài Gòn
Chiếc Vespa 1967 Sprint lướt êm ru trên đường. Không có tiếng “tạch tạch” thường nghe ở những chiếc Vespa khác. Thậm chí, không hề có tiếng động cơ nào cả. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, chủ nhân chiếc xe cười: “Vtronic đó!”
Chủ nhân của nó là ông Patrick Joynt. Ông cũng là chủ của Trung tâm Scooter Sài Gòn (Saigon Scooter Center - SSC).
Giới chơi xe Vespa cổ trên thế giới, có không ít người biết đến SSC ở Việt Nam – một trong số những nguồn cung cấp xe Vespa năm 50-60. Nghe có vẻ lạ nhưng những chiếc xe cổ điển mang phong cách châu Âu do Ý sản xuất này lại được xuất đi hàng chục nước trên thế giới từ một nước Đông Nam Á như Việt Nam.
Từ chuyến đi “duyên nợ”
Patrick Joynt đến thăm Sài Gòn vào năm 1997 trong một chuyến du lịch ngắn, rất ngắn – chỉ 3 ngày. Nhưng, như rất nhiều người nước ngoài khác đang định cư tại Sài Gòn, Patrick cũng tìm thấy cho mình một lý do để quyết định chọn thành phố này làm “nơi đi về” của mình.
Đó chính là những chiếc Vespa cổ - niềm say mê của Patrick từ thuở thiếu niên. Những chiếc Vespa cổ đã “níu chân” Patrick ở lại Sài Gòn sau khi “tậu” cho mình hai con Vespa mang về Anh - quê hương của ông.
Kể từ đó, Patrick cũng bắt đầu xuất xe Vespa/Lambretta cổ từ Việt Nam ra nước ngoài, đáp ứng thú chơi xe cổ của nhiều người giống mình.
Khi đã cạn nguồn cung cấp, Patrick nghĩ đến việc phục dựng lại những chiếc xe hỏng. Không ngờ lại được nhiều người yêu thích hơn, bằng chứng là tính đến nay, Patrick đã phục chế và xuất được gần 200 chiếc Vespa/Lambretta cổ đến hàng chục nước trên thế giới, từ châu Âu đến Mỹ.
Mỗi chiếc xe có giá từ 2.500USD đến 5.000USD, có phần rẻ hơn so với những chiếc tương tự ở Mỹ.
Sáng tạo không ngừng nghỉ
Trong một ngôi nhà nhỏ trưng bày đầy xe cổ đến nỗi chật cả lối đi ở quận Tân Bình và cũng là trụ sở của SSC, Patrick Joynt giới thiệu với chúng tôi sáng tạo mới nhất của ông – xe Vespa cổ chạy bằng điện mà ông đặt tên là Vtronic.
Với khối lượng xe máy khổng lồ và tình trạng ô nhiễm không khí nặng do khói xe gây ra như tại TP.HCM, xe điện là một giải pháp khả thi. Bằng kinh nghiệm của một người có thâm niên hơn 15 năm trong lĩnh vực mua bán xe, Patrick thấy được tương lai đầy hứa hẹn của xe điện không chỉ tại Việt Nam mà còn cả ở nước ngoài.
“Tuy nhiên, khi nói tới xe điện, người Việt Nam thường nghĩ đến những chiếc xe điện Trung Quốc rẻ tiền, không bền và kiểu dáng không đẹp mắt. Còn với những chiếc Vespa cổ, tuy rất đẹp nhưng nhược điểm của nó là hao xăng, dễ hư. Tại sao lại không là xe Vespa cổ chạy bằng điện có chất lượng cao?”, Patrick chia sẻ.
Và từ ý tưởng đó, Vtronic đã ra đời để đáp ứng sở thích của nhiều người muốn sưu tầm xe Vespa/Lambretta cổ nhưng vẫn bắt kịp công nghệ hiện đại. Nghe thì dễ, nhưng từ ý tưởng đến thành phẩm đã tốn Patrick hết ba năm để nghiên cứu và chế tạo.
Vtronic được thiết kế như một phương tiện đi lại trong thành phố, có thể đạt vận tốc tối đa là khoảng 55km/giờ sau khi được sạc pin trong khoảng 4 tiếng. Loại pin được dùng cho xe là do Mỹ sản xuất nên có tuổi thọ cao, có thể sạc được khoảng 3.000 lần mà không hề bị giảm công suất.
Hướng đến một chiếc xe điện có chất lượng cao nên mọi trang thiết bị Patrick dùng để chế tạo Vtronic đều là loại tốt, đảm bảo chiếc xe có thể sử dụng trong điều kiện tốt trong vòng ít nhất là 10 năm. Điều đặc biệt ở Vtronic là xe chạy rất êm mà không hề phát ra một tiếng động cơ nào, thậm chí là tiếng máy rung!
Sống và làm việc ở Sài Gòn nhiều năm, Patrick rất am hiểu về “văn hóa” giao thông của thành phố này. Vì thế, ông còn chế tạo cho Vtronic một chế độ hoạt động đặc biệt dùng để di chuyển trong tình trạng đường đông hoặc ùn tắc giao thông. Ở chế độ này, xe chỉ có thể đạt tốc độ tối đa là 20km/giờ, giúp tiết kiệm điện triệt để.
Không chỉ đam mê Vespa mà Patrick còn muốn dùng chiếc xe cổ này để kết nối với những người muốn làm việc có ý nghĩa cho xã hội.
Từ năm 2005, vào tháng 12 hằng năm, Patrick đã cùng những người yêu xe cổ thực hiện các chuyến đi từ thiện đến các trại trẻ mồ côi ở Bà Rịa, Đồng Nai và TP.HCM để tặng quà và tổ chức Giáng sinh cho trẻ em các nơi này. Năm 2011, chương trình này đã thu hút mức kỉ lục số lượng người tham gia - hơn 300 chiếc Vespa cổ.
Chủ nhân của nó là ông Patrick Joynt. Ông cũng là chủ của Trung tâm Scooter Sài Gòn (Saigon Scooter Center - SSC).
Giới chơi xe Vespa cổ trên thế giới, có không ít người biết đến SSC ở Việt Nam – một trong số những nguồn cung cấp xe Vespa năm 50-60. Nghe có vẻ lạ nhưng những chiếc xe cổ điển mang phong cách châu Âu do Ý sản xuất này lại được xuất đi hàng chục nước trên thế giới từ một nước Đông Nam Á như Việt Nam.
Từ chuyến đi “duyên nợ”
Patrick Joynt đến thăm Sài Gòn vào năm 1997 trong một chuyến du lịch ngắn, rất ngắn – chỉ 3 ngày. Nhưng, như rất nhiều người nước ngoài khác đang định cư tại Sài Gòn, Patrick cũng tìm thấy cho mình một lý do để quyết định chọn thành phố này làm “nơi đi về” của mình.
Đó chính là những chiếc Vespa cổ - niềm say mê của Patrick từ thuở thiếu niên. Những chiếc Vespa cổ đã “níu chân” Patrick ở lại Sài Gòn sau khi “tậu” cho mình hai con Vespa mang về Anh - quê hương của ông.
Kể từ đó, Patrick cũng bắt đầu xuất xe Vespa/Lambretta cổ từ Việt Nam ra nước ngoài, đáp ứng thú chơi xe cổ của nhiều người giống mình.
Khi đã cạn nguồn cung cấp, Patrick nghĩ đến việc phục dựng lại những chiếc xe hỏng. Không ngờ lại được nhiều người yêu thích hơn, bằng chứng là tính đến nay, Patrick đã phục chế và xuất được gần 200 chiếc Vespa/Lambretta cổ đến hàng chục nước trên thế giới, từ châu Âu đến Mỹ.
Mỗi chiếc xe có giá từ 2.500USD đến 5.000USD, có phần rẻ hơn so với những chiếc tương tự ở Mỹ.
Sáng tạo không ngừng nghỉ
Trong một ngôi nhà nhỏ trưng bày đầy xe cổ đến nỗi chật cả lối đi ở quận Tân Bình và cũng là trụ sở của SSC, Patrick Joynt giới thiệu với chúng tôi sáng tạo mới nhất của ông – xe Vespa cổ chạy bằng điện mà ông đặt tên là Vtronic.
Với khối lượng xe máy khổng lồ và tình trạng ô nhiễm không khí nặng do khói xe gây ra như tại TP.HCM, xe điện là một giải pháp khả thi. Bằng kinh nghiệm của một người có thâm niên hơn 15 năm trong lĩnh vực mua bán xe, Patrick thấy được tương lai đầy hứa hẹn của xe điện không chỉ tại Việt Nam mà còn cả ở nước ngoài.
“Tuy nhiên, khi nói tới xe điện, người Việt Nam thường nghĩ đến những chiếc xe điện Trung Quốc rẻ tiền, không bền và kiểu dáng không đẹp mắt. Còn với những chiếc Vespa cổ, tuy rất đẹp nhưng nhược điểm của nó là hao xăng, dễ hư. Tại sao lại không là xe Vespa cổ chạy bằng điện có chất lượng cao?”, Patrick chia sẻ.
Và từ ý tưởng đó, Vtronic đã ra đời để đáp ứng sở thích của nhiều người muốn sưu tầm xe Vespa/Lambretta cổ nhưng vẫn bắt kịp công nghệ hiện đại. Nghe thì dễ, nhưng từ ý tưởng đến thành phẩm đã tốn Patrick hết ba năm để nghiên cứu và chế tạo.
Vtronic được thiết kế như một phương tiện đi lại trong thành phố, có thể đạt vận tốc tối đa là khoảng 55km/giờ sau khi được sạc pin trong khoảng 4 tiếng. Loại pin được dùng cho xe là do Mỹ sản xuất nên có tuổi thọ cao, có thể sạc được khoảng 3.000 lần mà không hề bị giảm công suất.
Hướng đến một chiếc xe điện có chất lượng cao nên mọi trang thiết bị Patrick dùng để chế tạo Vtronic đều là loại tốt, đảm bảo chiếc xe có thể sử dụng trong điều kiện tốt trong vòng ít nhất là 10 năm. Điều đặc biệt ở Vtronic là xe chạy rất êm mà không hề phát ra một tiếng động cơ nào, thậm chí là tiếng máy rung!
Sống và làm việc ở Sài Gòn nhiều năm, Patrick rất am hiểu về “văn hóa” giao thông của thành phố này. Vì thế, ông còn chế tạo cho Vtronic một chế độ hoạt động đặc biệt dùng để di chuyển trong tình trạng đường đông hoặc ùn tắc giao thông. Ở chế độ này, xe chỉ có thể đạt tốc độ tối đa là 20km/giờ, giúp tiết kiệm điện triệt để.
Không chỉ đam mê Vespa mà Patrick còn muốn dùng chiếc xe cổ này để kết nối với những người muốn làm việc có ý nghĩa cho xã hội.
Từ năm 2005, vào tháng 12 hằng năm, Patrick đã cùng những người yêu xe cổ thực hiện các chuyến đi từ thiện đến các trại trẻ mồ côi ở Bà Rịa, Đồng Nai và TP.HCM để tặng quà và tổ chức Giáng sinh cho trẻ em các nơi này. Năm 2011, chương trình này đã thu hút mức kỉ lục số lượng người tham gia - hơn 300 chiếc Vespa cổ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét